Chống thấm và những điều cần biết

5 điều cần biết về chống thấm

CHỐNG THẤM ĐỂ LÀM GÌ?

Tất nhiên chống thấm là để khỏi bị thấm rồi. Vậy khi thấm thì ảnh hưởng như thế nào? Hiểu đơn giản thì lớp màng chống thấm giúp bảo vệ tất cả những gì đằng sau lớp màng ấy khỏi sự ăn mòn, phá hủy của nước mưa. Tức là sẽ bảo vệ tường, bê tông, cốt thép, lớp sơn nội thất, đồ nội thất, đồ điện được lâu dài hơn, tăng tuổi thọ của tất cả những loại kể trên. Nói thẳng ra là nếu không chống thấm tường và sàn mái thì bên trong nhà không nên sử dụng bất cứ thứ gì đắt tiền vì nó hỏng rất nhanh.

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM 

Nói về vật liệu chống thấm thì nhiều vô kể. Mỗi hạng mục lại có những loại vật liệu riêng. Mỗi hãng lại có một hoặc một số sản phẩm chống thấm khác nhau. Trong khuôn khổ bài này mình chỉ nói về loại vật liệu chống thấm gốc xi măng – là loại được sử dụng thường xuyên và cho nhiều hạng mục nhất.Loại vật liệu này thì thường cấu tạo từ nhựa gốc copolime acrylic, bột khoáng, phụ gia và nước. Loại vật liệu này an toàn cho người thi công lẫn người sử dụng. Công thức phối trộn giữa chất chống thấm và xi măng thường được định sẵn (có thể xem trên hướng dẫn sử dụng in hoặc dán sẵn trên vỏ thùng).Vì sao phải sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng mà không phải các gốc khác? Đơn giản vì nó kết dính tốt với bê tông và tường xi măng.

MÀNG CHỐNG THẤM 

Màng chống thấm thường chỉ có tác dụng chống thấm, không có tác dụng chịu lực. Để có thể đi lại trên màng chống thấm như trên sân thượng hoặc trong toilet thì phải có lớp bảo vệ, thường là vữa xi măng. Sau khi chống thấm, cán vữa thì có thể lát gạch, đá để đi lại bên trên.

THI CÔNG CHỐNG THẤM 

Mỗi hạng mục chống thấm có một quy trình chống thấm riêng:

  • Chống thấm sàn mái, sân thượng
  • Chống thấm toilet
  • Chống thấm tầng hầm
  • Chống thấm bể nước, bồn hoa, tiểu cảnh
  • Chống thấm cổ ống xuyên sàn
  • Chống thấm tường

Để tìm hiểu quy trình chống thấm cho từng hạng mục thì inbox riêng cho #côgáibánsơn chứ bài này mà liệt kê hết thì cũng “mỏi tay” lắm!

XỬ LÝ KHI BỊ THẤM 

Tốt nhất vẫn là “làm đúng ngay từ đầu”, đừng để đến lúc thấm rồi mới đi xử lý. Vừa tốn tiền, vừa tốt thời gian mà hiệu quả lại không bằng chống thấm lúc mới xây. Chưa kể nếu là xây để kinh doanh hoặc cho thuê thì mất thu nhập trong suốt thời gian xử lý thấm.Xác định vị trí và nguyên nhân thấm càng chính xác thì xử lý càng triệt để.Thường thì nhà sẽ bị thấm ở những vị trí sau:

  • Các vết nứt sàn, tường, vị trí tiếp giáp giữa sàn và tường: Nguyên nhân tạo thành các vết nứt này thì có cả tỷ nguyên nhân như do do thời tiết, do nền móng, do tải trọng, do bê tông, do cốt thép, … Đối với vị trí này thì trước tiên là xử lý vết nứt xong thì mới chống thấm.
  • Các cổ ống xuyên sàn: Nguyên nhân do sự co ngót không đồng bộ giữa cổ ống và sàn bê tông. Đối với vị trí này cần sử dụng thanh trương nở quấn quanh cổ ống rồi mới chống thấm.
  • Thấm tường: Do bên ngoài không chống thấm kỹ. Cần xử lý chống thấm ở bên ngoài tường. Có một vị trí tường cũng thường bị thấm dù đã chống thấm ở bên ngoài ok hết, đó là chân tường. Vị trí này không những bị thấm từ bên ngoài vào bên trong mà còn bị thấm từ dưới đất lên, nên cần quét chống thấm cả trong lẫn ngoài nhé các bạn.

TIN TỨC KHÁC